Cũng giống sơn lăn epoxy thì sơn epoxy tự phẳng đều sử dụng chất liệu Epoxy. Tuy nhiên, sơn epoxy tự phẳng là dòng sơn epoxy 2 thành phần. Nó được biết đến qua nhiều cái tên như sơn tự phẳng, sơn tự san phẳng, sơn tự cán, sơn tự cân bằng… và có những ưu điểm riêng như:
- Bảo vệ bề mặt sàn: do sơn epoxy tự phẳng có khả năng tạo thành một lớp epoxy liền mạch không ngắt quãng nên nó ngăn cách hoàn toàn bề mặt sàn với các yếu tố bên ngoài như: bụi bẩn, hóa chất,…
- Thân thiện với môi trường: Do không dùng dung môi nên Epoxy tự san phẳng không tạo ra mùi hay bụi bẩn giúp môi trường trong sạch hơn, không ảnh hưởng tới các sản phẩm ở gần nơi thi công.
- Chống thấm tuyệt đối: Không thấm nước, dầu mở và không cho chất lỏng đi qua…
- Bền bỉ và mạnh mẽ: hả năng bám dính cực tốt với sàn bê tông, sàn gạch tạo nên tính chịu tải trọng tuyệt vời, chịu mài mòn cực tốt.
- Thẩm mỹ cao: Sơn epoxy tự phẳng tự động cân bằng bề mặt giúp bề mặt bóng đẹp hơn, phẳng hơn, bề mặt bóng láng.
Ngoài những ưu điểm trên thì sơn epoxy tự phẳng còn thể đáp ứng các yêu cầu kháng khuẩn cho các môi trường đòi hỏi yêu cầu đặc biệt như: phòng sạch, phòng thí nghiệm, dược phẩm, lĩnh vực y tế…với các lĩnh vực bắt buộc tuân thủ tiêu chuẩn GMP-WHO.
Quy trình thi công epoxy tự phẳng của Thế Giới Sạch
Quy trình thi công sơn epoxy tự phẳng cũng giống như thi công sơn lăn epoxy trong những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, thay vì phải làm 3 lớp như sơn lăn epoxy thì sơn epoxy tự phẳng chỉ cần 2 lớp là lớp lót và lớp epoxy tự phẳng.
Bước 1: Xử lý bề mặt sàn
Mài sàn bê tông bằng máy mài công suất lớn để tạo phẳng và nhám cho bề mặt sàn. Việc này giúp sơn liên kết tốt với bề mặt sàn bê tông.
Bước 2: Trám sửa khiếm khuyết của sàn
Dùng bột bả Epoxy 2 thành phần trám các điểm khiếm khuyết, vết nứt tạo phẳng cho bề mặt nền.
Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ toàn bệ bề mặt sàn
Dùng các dụng cụ vệ sinh công nghiệp loại bỏ hoàn toàn tạp chất, vết bẩn, mảng bám, vụn dầu mỡ,…còn bám trên bề mặt.
Bước 4: Sơn lót
Dùng cọ lăn hoặc súng phun lớp sơn lót tạo liên kết bền vững cho bề mặt bê tông và lớp sơn phủ. Lớp keo kết dính này phải đảm bảo độ bám dính chắc chắn cho lớp phủ thi công tiếp theo.
Bước 6: Đổ sơn Epoxy tự phẳng để hoàn tất thi công
Lựa chọn màu sắc và độ dày theo yêu cầu của khách hàng và thi công sơn epoxy tự phẳng bằng cách đổ sơn ra và cào đều tạo bề mặt sáng bóng và phẳng cho toàn bộ bề mặt sàn.
Tính chất quyết định khi thi công sơn epoxy tự phẳng
- Yếu tố đầu tiên quyết định đến chất lượng sơn epoxy tự phẳng phải nói đến là bề mặt sàn bê tông. Bề mặt sàn bê tông phải phẳng không có vết nứt, lủng lổ và không chứa bụi bẩn, tạp chất.
- Yếu tố tiếp theo là chất lượng sơn. Lựa chọn hãng sơn, chủng loại sơn tốt sẽ mang lại hiệu quả cao khi thi công.
- Yếu tố cuối cùng là công nhân viên thi công phải có đầy đủ kinh nghiệm chuyên môn cao. Thi công sơn epoxy tự phẳng không đơn giản như thi công sơn lăn epoxy bằng ru lô hoặc súng phun nên buộc phải có đội ngũ tay nghề cao khi thi công không tạo ra vết kéo của bàn răng cưa và không xuất hiện các lổ li ti vì không phá hết các bọt khí cũng như tạo ra bề mặt bằng phẳng hơn, bóng đẹp hơn.
Để được tư vấn, phục vụ hoàn hảo nhất hãy liên hệ ngay với Thế Giới Sạch – Clean World.
Rất vui được phục vụ quý khách hàng!